• Mới nhất
  • Xu hướng
  • Tất cả
Nhà thơ Nguyễn Duy (ngồi, phía trái) bên cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt (ngồi) và Trịnh Công Sơn (đứng, bên phải) cùng hát Nối vòng tay lớn (Trịnh Công Sơn sáng tác) bên sông Sài Gòn năm 1999. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt – người bạn lớn của văn nghệ sĩ

23/11/2022
động đất tại kontum

Trong vòng chưa tới 1 tháng xảy ra 36 trận động đất ở Kon tum

22/03/2023
cây xăng

Ngày 22/3, giá xăng dầu đang dần hồi phục và có dấu hiệu bứt tốc.

22/03/2023
Xoài Non và Thùy Linh đo sắc

Trịnh Thùy Linh và Xoài Non so sánh vẻ đẹp: Hotgirl có thể vượt qua Á hậu Chánh Cung?

22/03/2023
Tàu cá chìm

Tàu cá chìm ngoài khơi đảo Phú Quý có 8 ngư dân trên tàu

17/03/2023
thiet-ke-website

TOP 10 CÔNG TY THIẾT KẾ WEBSITE TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

17/03/2023
top-10-cong-ty-thiet-ke-web

Top 10+ công ty thiết kế website cao cấp hàng đầu tại Việt Nam

17/03/2023
haaland

Man City đội bóng sáng nhất rạng sáng ngày 15/3 với 7 bàn “hủy diệt”, Haaland sáng chói (CÚP C1)

15/03/2023
lượng vàng

Giá vàng hôm nay ngày 15.3  dự báo có xu hướng giảm nhẹ

15/03/2023
Sức hút của King Crown Infinity

Vị Trí Lõi Trung Tâm – Pháp Lý Minh Bạch: Giá Trị Thật Tạo Sức Hút Của King Crown Infinity

15/03/2023
Nhận định chứng khoán ngày 13/3/2023

Nhận định chứng khoán ngày 13/3/2023: Đưa tỷ trọng về mức an toàn

Google Search Console

Google Search Console là gì? Cách thiết lập và sử dụng công cụ.

17/03/2023
robots.txt là gì?

Tệp Robots.txt là gì? Hướng dẫn tạo tệp robots.txt chuẩn cho WordPress.

17/03/2023
Thứ Năm, 23/03/2023
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
Báo Chính Thống
Advertisement
  • Thời sự
    • Chính trị
    • Dân sinh
    • Lao động & Việc Làm
    • Giao thông
  • Thế giới
    • Phân tích
    • Quân sự
    • Tư liệu
  • Kinh doanh
    • Bất động sản
    • Chứng khoán
    • Doanh nghiệp
    • Quốc tế
    • Hàng hoá
  • Khoa học
    • Khoa học trong nước
    • Phát minh
    • Ứng dụng
  • Giải trí
    • Giới sao
    • Phim
    • Nhạc
    • Làm đẹp
  • Thể thao
    • Bóng đá
    • U23 châu Á 2022
  • Pháp luật
    • Hồ sơ phá án
    • Tư vấn
  • Giáo dục
    • Chân dung
    • Du học
    • Tin tức
    • Tuyển sinh
  • Sức khoẻ
    • Các bệnh
    • Dinh dưỡng
    • Đàn ông
    • Tư vấn
  • Du lịch
    • Điểm đến
    • Ẩm thực
    • Dấu chân
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Thời sự
    • Chính trị
    • Dân sinh
    • Lao động & Việc Làm
    • Giao thông
  • Thế giới
    • Phân tích
    • Quân sự
    • Tư liệu
  • Kinh doanh
    • Bất động sản
    • Chứng khoán
    • Doanh nghiệp
    • Quốc tế
    • Hàng hoá
  • Khoa học
    • Khoa học trong nước
    • Phát minh
    • Ứng dụng
  • Giải trí
    • Giới sao
    • Phim
    • Nhạc
    • Làm đẹp
  • Thể thao
    • Bóng đá
    • U23 châu Á 2022
  • Pháp luật
    • Hồ sơ phá án
    • Tư vấn
  • Giáo dục
    • Chân dung
    • Du học
    • Tin tức
    • Tuyển sinh
  • Sức khoẻ
    • Các bệnh
    • Dinh dưỡng
    • Đàn ông
    • Tư vấn
  • Du lịch
    • Điểm đến
    • Ẩm thực
    • Dấu chân
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Báo Chính Thống
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Giải trí

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt – người bạn lớn của văn nghệ sĩ

bởi Chí Anh
23/11/2022
Thời gian đọc: 21 số phút đọc
0 0
0
Nhà thơ Nguyễn Duy (ngồi, phía trái) bên cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt (ngồi) và Trịnh Công Sơn (đứng, bên phải) cùng hát Nối vòng tay lớn (Trịnh Công Sơn sáng tác) bên sông Sài Gòn năm 1999. Ảnh: Nhân vật cung cấp
0
Chia sẻ
Share on FacebookShare on Twitter
  • Giải trí
  • Sân khấu – Mỹ thuật
  • Sân khấu

Thứ tư, 23/11/2022, 05:00 (GMT+7)

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt – người bạn lớn của văn nghệ sĩ

Sinh thời, Thủ tướng Võ Văn Kiệt từng giúp nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng được “cởi trói” nhờ tầm nhìn thoáng, tư tưởng đổi mới của ông.

Tháng 11, cả nước diễn ra nhiều hoạt động kỷ niệm 100 năm ngày sinh Thủ tướng Võ Văn Kiệt (23/11/1922 – 23/11/2022). Với đông đảo văn nghệ sĩ, trí thức một thời, ông Sáu Dân (tên gọi thân mật của cố Thủ tướng) là nhà lãnh đạo nổi tiếng có tầm nhìn, tư duy cởi mở, góp công giúp bộ mặt văn hóa đất nước thay đổi.

Những năm đầu thập 1980, nhà thơ Nguyễn Duy viết bài Đánh thức tiềm lực – một trong những tác phẩm gây sóng gió trong sự nghiệp của ông. Khi ấy, Nguyễn Duy từ chiến trường trở về, chứng kiến nền kinh tế quốc gia “tụt dốc theo chiều rơi thẳng đứng” (chữ của nhà thơ Tố Hữu). Mỗi ngày, ông ám ảnh với cảnh “đất nước của ba miền cày ruộng, chưa đủ no cho đều khắp ba miền”.

Hoàn thành tác phẩm, ông không dám công bố bởi nghe tin một số bạn cùng thời bị bắt vì “thơ có vấn đề”. Lần đầu ông đọc tác phẩm hoàn chỉnh là trong cuộc họp mặt thân tình với ông Võ Văn Kiệt – khi đó đang làm Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM.

Nhà thơ Nguyễn Duy (ngồi, phía trái) bên cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt (ngồi) và Trịnh Công Sơn (đứng, bên phải) cùng hát Nối vòng tay lớn (Trịnh Công Sơn sáng tác) bên sông Sài Gòn năm 1999. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Ông Võ Văn Kiệt (ngồi giữa) cùng nhà thơ Nguyễn Duy (ngồi trái), Trịnh Công Sơn (đứng, bên phải), nhạc sĩ Trần Long Ẩn (áo xám) cùng các khách mời hát “Nối vòng tay lớn” bên sông Sài Gòn năm 1999. Ảnh Tư liệu

Nguyễn Duy nhớ lại khi ông dứt câu thơ cuối, khán phòng im lặng. Một hồi sau, Thủ tướng chậm rãi nói: “Nặng lắm. Nhưng chịu được”. Nhà thơ thở phào. Sau lần đó, ông mạnh dạn phổ biến bài thơ ở nhiều nơi. Đến năm 1986, nhờ nghị quyết Đổi Mới của Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần VI của Đảng, tác phẩm lần đầu được in nguyên văn trên báo Tuổi trẻ. Một năm sau, Đánh thức tiềm lực xuất hiện trong tập Mẹ và em của Nguyễn Duy.

“Chính nhờ những người dám ‘xé rào cơ chế’, chịu nghe những gì khác đi, thậm chí là ngược lại công thức phát ngôn chính thống, dám hành động vừa quyết đoán vừa nhân tình như ông Sáu Dân, chúng ta mới có được một con đường đổi mới với những ngày dễ thở hơn như hôm nay”, nhà thơ Nguyễn Duy nói.

Một giai đoạn, Thủ tướng Võ Văn Kiệt là người đỡ đầu cho ngành xuất bản TP HCM. Cuối những năm 1970, TP HCM chỉ có hai đơn vị – Tổng hợp và Văn nghệ, không có cơ sở nào xuất bản sách thiếu nhi. Khi ông Cửu Thọ – sau đó là giám đốc đầu tiên của Nhà xuất bản Trẻ – cùng các cộng sự làm đơn xin thành lập, gửi ra Trung ương hai năm nhưng không thấy phản hồi. Ông Võ Văn Kiệt – lúc đó còn là Bí thư Thành ủy TP HCM – sau đó đích thân ra Trung ương can thiệp. Năm 1981, Nhà xuất bản Măng Non – tên do ông Sáu Dân đặt – ra đời.

* Bà Quách Thu Nguyệt nói về công xây dựng NXB Trẻ của Thủ tướng Võ Văn Kiệt

Những ngày đầu, trụ sở của Nhà xuất bản được đặt ở số 53 Nguyễn Đình Chiểu (quận 3). Khi ấy, Thủ tướng trao tặng chiếc xe Renault ông đang dùng để góp vào tài sản còn khiêm tốn của đơn vị. 5 năm sau, Nhà xuất bản Măng non đổi tên thành Trẻ, đến nay trở thành một trong những thương hiệu xuất bản lớn nhất cả nước. Một lần trò chuyện cùng Thủ tướng, bà Quách Thu Nguyệt – nguyên giám đốc Nhà xuất bản Trẻ – nói các thế hệ lãnh đạo của Nhà xuất bản luôn xem ông như ân nhân. Nghe vậy, ông khoát tay, lắc đầu cười đôn hậu.

Từng được gặp, làm việc trực tiếp với Thủ tướng, ông Nguyễn Văn Huy -nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam – nói Thủ tướng nhiều lần giúp giải quyết khó khăn để xây dựng Bảo tàng.

Năm 1994, khi nghe báo cáo về việc bảo tàng ít hiện vật do thiếu kinh phí nghiên cứu, sưu tầm, Thủ tướng lập tức giao cho Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) xử lý. Nhờ vậy, các cán bộ được đi thực tế từ Bắc vào Nam, sưu tầm được hơn 20.000 hiện vật, hình ảnh của 54 dân tộc. “Việc Thủ tướng sát sao vào việc xây dựng bảo tàng, cho thấy được tầm nhìn, tâm huyết của ông với việc bảo tồn, phát triển di sản, văn hóa – quan trọng không kém kinh tế hay giáo dục”, ông Huy nói.

Ông Võ Văn Kiệt còn quan tâm đến những tài năng nghệ thuật trưởng thành trong chế độ cũ, mà Trịnh Công Sơn là đại diện tiêu biểu. Sau năm 1975, một giai đoạn, nhạc sĩ về quê nhà tại Thừa Thiên – Huế tạm lánh vì bị một số phần tử bài xích. Khoảng năm 1978, ông trở lại TP HCM, được Nguyễn Quang Sáng kết nối với ông Sáu Dân. Có mối giao cảm đặc biệt với nhạc Trịnh, ông Võ Văn Kiệt giới thiệu nhạc sĩ với Hội liên hiệp văn học nghệ thuật TP HCM, nhận ông vào biên chế chính thức. Từ đó, Trịnh Công Sơn được tạo điều kiện hòa nhập với đời sống nghệ sĩ, lấy lại niềm cảm hứng sáng tác. “Dù là lãnh đạo, ông rất cởi mở với chúng tôi. Ngày ấy, vô tình mà ba chúng tôi – Nguyễn Duy (Bắc), Trịnh Công Sơn (Trung), Nguyễn Quang Sáng (Nam) – là ba nghệ sĩ thân thiết nhất với ông Sáu Dân”, Nguyễn Duy nói.

Nhiều ca khúc nhạc Trịnh nổi tiếng sau này được gợi cảm hứng nhờ Thủ tướng. Nhớ mùa thu Hà Nội là một sáng tác như thế, theo ông Nguyễn Địch – nguyên Chủ nhiệm Văn phòng của ông Võ Văn Kiệt thời kỳ 1982-1985. Tháng 8/1985, nhạc sĩ lần đầu ra Hà Nội trên chuyên cơ của ông Sáu Dân. Chuyến bay hôm đó, ông gợi ý nhạc sĩ sáng tác một ca khúc về thủ đô vì “Hà Nội bây giờ là của cả nước, cũng là của Sơn”. Sau khi lang thang khắp phố phường, Trịnh Công Sơn phác thảo những nốt nhạc đầu tiên: “Hà Nội mùa thu/ Cây cơm nguội vàng/ Cây bàng lá đỏ…”. Khi Trịnh Công Sơn vừa ngưng đàn guitar, ông Võ Văn Kiệt ôm chầm, vỗ vai nhạc sĩ và khen ngợi: “Thật tuyệt vời”.

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (trái). Ảnh: Gia đình cung cấp

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (trái). Ảnh: Trung Trực

Những năm sau 1975, nhiều tuồng tích cải lương bị kiểm soát nội dung gắt gao, một số vở kinh điển bị cấm trình diễn. Theo nghệ sĩ Lê Thiện – nguyên Phó giám đốc Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang, một lần, bà dựng vở Tuyệt tình ca (còn có tên Ông cò quận 9), có nghệ sĩ Hồng Nga tham gia. Vở vướng kiểm duyệt vì một tình tiết liên quan đến chế độ cũ. Bà đang bế tắc, không biết phải làm sao thì hay tin ông Võ Văn Kiệt từ Hà Nội vào TP HCM. Ông đề nghị được xem vở đó và nhiều lần mỉm cười hài lòng khi các nghệ sĩ biểu diễn. “Nhờ đó, chúng tôi dễ thở hơn mỗi lần công diễn vở này. Ông chính là ân nhân của đông đảo nghệ sĩ thời đó”, bà nói.

Cố Thủ tướng quan tâm sâu sát đến miếng ăn, chốn ở của văn nghệ sĩ. Từng nhiều dịp tiếp xúc ông, bà Lê Thiện cho biết mỗi lần gặp nghệ sĩ, ông đối đãi họ bằng cả tấm lòng. Trong các chuyến công tác, ông thường hỏi thăm bà và các diễn viên có được ăn uống đầy đủ, dặn cấp dưới lo cho đời sống nghệ sĩ trong đoàn, giúp họ giữ sức khỏe để biểu diễn phục vụ quần chúng. Có lần, Nhà hát Trần Hữu Trang mới thành lập, ông cùng đoàn thanh niên xung kích – trong đó có bà – đi xuồng về những nơi hẻo lánh ở miền Tây để biểu diễn văn nghệ, xem đó là cách đền ơn đáp nghĩa người dân.

Khoảng năm 1996, khi đến thăm nghệ sĩ Phùng Há – đại diện Ban ái hữu nghệ sĩ, ông hỏi thăm bà cần gì và được bà nêu nguyện vọng muốn xây một khu nhà ổn định cho các diễn viên già yếu, không nơi nương tựa. Nhờ sự chỉ đạo của ông, bà được tạo điều kiện để cùng các nhà hảo tâm gây quỹ, góp tiền xây viện dưỡng lão trên một khu đất bỏ hoang.

Năm 1998, Viện dưỡng lão nghệ sĩ (đường Âu Dương Lân, quận 8) ra đời trong sự hân hoan của đông đảo giới sân khấu Sài Gòn, trở thành nơi cưu mang hơn 20 tên tuổi gạo cội một thời như Ngọc Đáng, Thiên Kim, Diệu Hiền…

Thủ tướng Võ Văn Kiệt tên khai sinh là Phan Văn Hòa (bí danh Sáu Dân, Chín Hòa), sinh ngày 23/11/1922 trong gia đình nông dân, ở làng Trung Lương, tổng Bình Trung, huyện Vĩnh Trị, nay là xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.

Ông trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương năm 17 tuổi và hoạt động cách mạng đến ngày thống nhất đất nước. Năm 1976, ông làm Chủ tịch UBND TP HCM, sau đó giữ chức Bí thư Thành ủy TP HCM. Tháng 2/1987, ông làm Phó chủ tịch Thường trực, sau đó là Phó chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng. 5 năm sau, ông làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Năm 1992, ông được Quốc hội bầu làm Thủ tướng nhiệm kỳ 1992-1997. Từ 1997 đến 2001, ông làm cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông là đại biểu Quốc hội các khóa VI, VIII, IX. Ông qua đời ngày 11/6/2008, thọ 86 tuổi.

Mai Nhật

  Trở lại Giải tríTrở lại Giải trí

Chia sẻCopy link thành công

Tháng 11, cả nước diễn ra nhiều hoạt động kỷ niệm 100 năm ngày sinh Thủ tướng Võ Văn Kiệt (23/11/1922 – 23/11/2022). Với đông đảo văn nghệ sĩ, trí thức một thời, ông Sáu Dân (tên gọi thân mật của cố Thủ tướng) là nhà lãnh đạo nổi tiếng có tầm nhìn, tư duy cởi mở, góp công giúp bộ mặt văn hóa đất nước thay đổi.

Những năm đầu thập 1980, nhà thơ Nguyễn Duy viết bài Đánh thức tiềm lực – một trong những tác phẩm gây sóng gió trong sự nghiệp của ông. Khi ấy, Nguyễn Duy từ chiến trường trở về, chứng kiến nền kinh tế quốc gia “tụt dốc theo chiều rơi thẳng đứng” (chữ của nhà thơ Tố Hữu). Mỗi ngày, ông ám ảnh với cảnh “đất nước của ba miền cày ruộng, chưa đủ no cho đều khắp ba miền”.

Hoàn thành tác phẩm, ông không dám công bố bởi nghe tin một số bạn cùng thời bị bắt vì “thơ có vấn đề”. Lần đầu ông đọc tác phẩm hoàn chỉnh là trong cuộc họp mặt thân tình với ông Võ Văn Kiệt – khi đó đang làm Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM.

Nhà thơ Nguyễn Duy (ngồi, phía trái) bên cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt (ngồi) và Trịnh Công Sơn (đứng, bên phải) cùng hát Nối vòng tay lớn (Trịnh Công Sơn sáng tác) bên sông Sài Gòn năm 1999. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Ông Võ Văn Kiệt (ngồi giữa) cùng nhà thơ Nguyễn Duy (ngồi trái), Trịnh Công Sơn (đứng, bên phải), nhạc sĩ Trần Long Ẩn (áo xám) cùng các khách mời hát “Nối vòng tay lớn” bên sông Sài Gòn năm 1999. Ảnh Tư liệu

Nguyễn Duy nhớ lại khi ông dứt câu thơ cuối, khán phòng im lặng. Một hồi sau, Thủ tướng chậm rãi nói: “Nặng lắm. Nhưng chịu được”. Nhà thơ thở phào. Sau lần đó, ông mạnh dạn phổ biến bài thơ ở nhiều nơi. Đến năm 1986, nhờ nghị quyết Đổi Mới của Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần VI của Đảng, tác phẩm lần đầu được in nguyên văn trên báo Tuổi trẻ. Một năm sau, Đánh thức tiềm lực xuất hiện trong tập Mẹ và em của Nguyễn Duy.

“Chính nhờ những người dám ‘xé rào cơ chế’, chịu nghe những gì khác đi, thậm chí là ngược lại công thức phát ngôn chính thống, dám hành động vừa quyết đoán vừa nhân tình như ông Sáu Dân, chúng ta mới có được một con đường đổi mới với những ngày dễ thở hơn như hôm nay”, nhà thơ Nguyễn Duy nói.

Một giai đoạn, Thủ tướng Võ Văn Kiệt là người đỡ đầu cho ngành xuất bản TP HCM. Cuối những năm 1970, TP HCM chỉ có hai đơn vị – Tổng hợp và Văn nghệ, không có cơ sở nào xuất bản sách thiếu nhi. Khi ông Cửu Thọ – sau đó là giám đốc đầu tiên của Nhà xuất bản Trẻ – cùng các cộng sự làm đơn xin thành lập, gửi ra Trung ương hai năm nhưng không thấy phản hồi. Ông Võ Văn Kiệt – lúc đó còn là Bí thư Thành ủy TP HCM – sau đó đích thân ra Trung ương can thiệp. Năm 1981, Nhà xuất bản Măng Non – tên do ông Sáu Dân đặt – ra đời.

* Bà Quách Thu Nguyệt nói về công xây dựng NXB Trẻ của Thủ tướng Võ Văn Kiệt

Những ngày đầu, trụ sở của Nhà xuất bản được đặt ở số 53 Nguyễn Đình Chiểu (quận 3). Khi ấy, Thủ tướng trao tặng chiếc xe Renault ông đang dùng để góp vào tài sản còn khiêm tốn của đơn vị. 5 năm sau, Nhà xuất bản Măng non đổi tên thành Trẻ, đến nay trở thành một trong những thương hiệu xuất bản lớn nhất cả nước. Một lần trò chuyện cùng Thủ tướng, bà Quách Thu Nguyệt – nguyên giám đốc Nhà xuất bản Trẻ – nói các thế hệ lãnh đạo của Nhà xuất bản luôn xem ông như ân nhân. Nghe vậy, ông khoát tay, lắc đầu cười đôn hậu.

Từng được gặp, làm việc trực tiếp với Thủ tướng, ông Nguyễn Văn Huy -nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam – nói Thủ tướng nhiều lần giúp giải quyết khó khăn để xây dựng Bảo tàng.

Năm 1994, khi nghe báo cáo về việc bảo tàng ít hiện vật do thiếu kinh phí nghiên cứu, sưu tầm, Thủ tướng lập tức giao cho Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) xử lý. Nhờ vậy, các cán bộ được đi thực tế từ Bắc vào Nam, sưu tầm được hơn 20.000 hiện vật, hình ảnh của 54 dân tộc. “Việc Thủ tướng sát sao vào việc xây dựng bảo tàng, cho thấy được tầm nhìn, tâm huyết của ông với việc bảo tồn, phát triển di sản, văn hóa – quan trọng không kém kinh tế hay giáo dục”, ông Huy nói.

Ông Võ Văn Kiệt còn quan tâm đến những tài năng nghệ thuật trưởng thành trong chế độ cũ, mà Trịnh Công Sơn là đại diện tiêu biểu. Sau năm 1975, một giai đoạn, nhạc sĩ về quê nhà tại Thừa Thiên – Huế tạm lánh vì bị một số phần tử bài xích. Khoảng năm 1978, ông trở lại TP HCM, được Nguyễn Quang Sáng kết nối với ông Sáu Dân. Có mối giao cảm đặc biệt với nhạc Trịnh, ông Võ Văn Kiệt giới thiệu nhạc sĩ với Hội liên hiệp văn học nghệ thuật TP HCM, nhận ông vào biên chế chính thức. Từ đó, Trịnh Công Sơn được tạo điều kiện hòa nhập với đời sống nghệ sĩ, lấy lại niềm cảm hứng sáng tác. “Dù là lãnh đạo, ông rất cởi mở với chúng tôi. Ngày ấy, vô tình mà ba chúng tôi – Nguyễn Duy (Bắc), Trịnh Công Sơn (Trung), Nguyễn Quang Sáng (Nam) – là ba nghệ sĩ thân thiết nhất với ông Sáu Dân”, Nguyễn Duy nói.

Nhiều ca khúc nhạc Trịnh nổi tiếng sau này được gợi cảm hứng nhờ Thủ tướng. Nhớ mùa thu Hà Nội là một sáng tác như thế, theo ông Nguyễn Địch – nguyên Chủ nhiệm Văn phòng của ông Võ Văn Kiệt thời kỳ 1982-1985. Tháng 8/1985, nhạc sĩ lần đầu ra Hà Nội trên chuyên cơ của ông Sáu Dân. Chuyến bay hôm đó, ông gợi ý nhạc sĩ sáng tác một ca khúc về thủ đô vì “Hà Nội bây giờ là của cả nước, cũng là của Sơn”. Sau khi lang thang khắp phố phường, Trịnh Công Sơn phác thảo những nốt nhạc đầu tiên: “Hà Nội mùa thu/ Cây cơm nguội vàng/ Cây bàng lá đỏ…”. Khi Trịnh Công Sơn vừa ngưng đàn guitar, ông Võ Văn Kiệt ôm chầm, vỗ vai nhạc sĩ và khen ngợi: “Thật tuyệt vời”.

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (trái). Ảnh: Gia đình cung cấp

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (trái). Ảnh: Trung Trực

Những năm sau 1975, nhiều tuồng tích cải lương bị kiểm soát nội dung gắt gao, một số vở kinh điển bị cấm trình diễn. Theo nghệ sĩ Lê Thiện – nguyên Phó giám đốc Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang, một lần, bà dựng vở Tuyệt tình ca (còn có tên Ông cò quận 9), có nghệ sĩ Hồng Nga tham gia. Vở vướng kiểm duyệt vì một tình tiết liên quan đến chế độ cũ. Bà đang bế tắc, không biết phải làm sao thì hay tin ông Võ Văn Kiệt từ Hà Nội vào TP HCM. Ông đề nghị được xem vở đó và nhiều lần mỉm cười hài lòng khi các nghệ sĩ biểu diễn. “Nhờ đó, chúng tôi dễ thở hơn mỗi lần công diễn vở này. Ông chính là ân nhân của đông đảo nghệ sĩ thời đó”, bà nói.

Cố Thủ tướng quan tâm sâu sát đến miếng ăn, chốn ở của văn nghệ sĩ. Từng nhiều dịp tiếp xúc ông, bà Lê Thiện cho biết mỗi lần gặp nghệ sĩ, ông đối đãi họ bằng cả tấm lòng. Trong các chuyến công tác, ông thường hỏi thăm bà và các diễn viên có được ăn uống đầy đủ, dặn cấp dưới lo cho đời sống nghệ sĩ trong đoàn, giúp họ giữ sức khỏe để biểu diễn phục vụ quần chúng. Có lần, Nhà hát Trần Hữu Trang mới thành lập, ông cùng đoàn thanh niên xung kích – trong đó có bà – đi xuồng về những nơi hẻo lánh ở miền Tây để biểu diễn văn nghệ, xem đó là cách đền ơn đáp nghĩa người dân.

Khoảng năm 1996, khi đến thăm nghệ sĩ Phùng Há – đại diện Ban ái hữu nghệ sĩ, ông hỏi thăm bà cần gì và được bà nêu nguyện vọng muốn xây một khu nhà ổn định cho các diễn viên già yếu, không nơi nương tựa. Nhờ sự chỉ đạo của ông, bà được tạo điều kiện để cùng các nhà hảo tâm gây quỹ, góp tiền xây viện dưỡng lão trên một khu đất bỏ hoang.

Năm 1998, Viện dưỡng lão nghệ sĩ (đường Âu Dương Lân, quận 8) ra đời trong sự hân hoan của đông đảo giới sân khấu Sài Gòn, trở thành nơi cưu mang hơn 20 tên tuổi gạo cội một thời như Ngọc Đáng, Thiên Kim, Diệu Hiền…

Thủ tướng Võ Văn Kiệt tên khai sinh là Phan Văn Hòa (bí danh Sáu Dân, Chín Hòa), sinh ngày 23/11/1922 trong gia đình nông dân, ở làng Trung Lương, tổng Bình Trung, huyện Vĩnh Trị, nay là xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.

Ông trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương năm 17 tuổi và hoạt động cách mạng đến ngày thống nhất đất nước. Năm 1976, ông làm Chủ tịch UBND TP HCM, sau đó giữ chức Bí thư Thành ủy TP HCM. Tháng 2/1987, ông làm Phó chủ tịch Thường trực, sau đó là Phó chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng. 5 năm sau, ông làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Năm 1992, ông được Quốc hội bầu làm Thủ tướng nhiệm kỳ 1992-1997. Từ 1997 đến 2001, ông làm cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông là đại biểu Quốc hội các khóa VI, VIII, IX. Ông qua đời ngày 11/6/2008, thọ 86 tuổi.

Mai Nhật

Nguồn từ Vnexpress
Thẻ: Chân dungChân dung nhân vậtGiải tríSân khấuSân khấu - Mỹ thuậtVõ Văn Kiệt
ShareTweetShare
Chí Anh

Chí Anh

Tôi tên là Chí Anh, hiện tại đang là cộng tác viên cho Báo Chính Thống, rất vui vì mỗi ngày mọi người đều đọc báo của Báo Chính Thống chúng tôi.

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên Kết Nhanh

Nhà cái f8bet uy tín hàng đầu| Bảng báo giá SEO tổng thể của Thương Hiệu Việt| Tất cả các thủ thuật SEO | Hoàng Nguyên cung cấp dịch vụ chuyển nhà trọn gói gò vấp CƠ SỞ VẬT CHẤT – ĐỘI XE TẢI CHUYỂN NHÀ HIỆN ĐẠI chuyển nhà quận gò vấp NGUỒN NHÂN LỰC HÙNG HẬU. Bạn đang cần chuyển nhà quận 3 van chuyen nha tphcm ? Dịch Vụ Chuyển Nhà Nhanh Chóng Tại chuyển nhà quận tân phú giá cả cạnh tranh. Cty hoàng nguyên cung cấp Chuyển nhà trọn gói quận Tân Phú dịch Vụ Chuyển Nhà Nhanh Chóng Tại Tân phú HCM. Đứng thứ 5 trong bảng xếp hạng những công ty chuyển nhà quận bình tân là HOàng NGuyên. Dịch vụ dọn Chuyển nhà trọn gói quận 7 TPHCM được cung cấp tại công ty chuyển nhà Hoàng Nguyên. Hiểu được điều đó dịch vụ Chuyển nhà trọn gói quận 2 của Hoàng Nguyên cung cấp một mức giá được thể hiện trên trang web. Dịch vụ Chuyển nhà trọn gói quận 12 TPHCM bằng xe taxi tải giá bao nhiêu ? Cung cấp dịch vụ Chuyển nhà trọn gói quận 9 TPHCM, UY TÍN, CHẤT LƯỢNG giá cực rẻ Hoàng Nguyên cung cấp dịch vụ Chuyển nhà trọn gói quận Tân Bình quý khách hàng gọi ngay theo số Hotline để được tư vấn báo giá miễn phí. Riêng đối với dịch vụ Chuyển nhà quận Tân Bình Hoàng Nguyên mang đến mức giá chuyển dọn siêu tiết kiệm. Link xem Truc tiep bong da ngoại hạng anh, wordcup Mua Tranh thêu tay cao cấp tại TPHCM, Tận hưởng trọn vẹn socolive bóng lăn khi xem trực tiếp bóng đá hôm nay link xem bóng đá trực tuyến bình luận tiếng Việt miễn phí. Bán tai nghe beats chính hãng Chuyên sửa tai nghe tại tphcm.

Tin Tức Tổng Hợp

Design by THV

Tin Tức Tổng Hợp

  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

Theo Dõi Chúng Tôi

  • Thời sự
    • Chính trị
    • Dân sinh
    • Lao động & Việc Làm
    • Giao thông
  • Thế giới
    • Phân tích
    • Quân sự
    • Tư liệu
  • Kinh doanh
    • Bất động sản
    • Chứng khoán
    • Doanh nghiệp
    • Quốc tế
    • Hàng hoá
  • Khoa học
    • Khoa học trong nước
    • Phát minh
    • Ứng dụng
  • Giải trí
    • Giới sao
    • Phim
    • Nhạc
    • Làm đẹp
  • Thể thao
    • Bóng đá
    • U23 châu Á 2022
  • Pháp luật
    • Hồ sơ phá án
    • Tư vấn
  • Giáo dục
    • Chân dung
    • Du học
    • Tin tức
    • Tuyển sinh
  • Sức khoẻ
    • Các bệnh
    • Dinh dưỡng
    • Đàn ông
    • Tư vấn
  • Du lịch
    • Điểm đến
    • Ẩm thực
    • Dấu chân
  • Đăng nhập
  • Đăng ký

Design by THV

Chào mừng bạn trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản

Quên mật khẩu? Đăng ký

Tạo tài khoản!

Điền vào mẫu để đăng ký

Tất cả các trường là bắt buộc Đăng nhập

Lấy lại mật khẩu

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email của bạn để đặt lại mật khẩu của bạn.

Đăng nhập