Nguyên nhân nâng mũi lộ sống – Vấn đề cấu trúc. ThS BS Hồ Cao Vũ đã chỉ ra rằng trong quá trình thực hiện nâng mũi cấu trúc trong phẫu thuật thẩm mỹ, nếu người thực hiện sử dụng sụn ghép kém chất lượng hoặc đặt sống mũi sai vị trí, có thể dẫn đến tình trạng mũi bị lộ và lệch sống.
Thẩm mỹ nâng mũi cấu trúc được sử dụng để giải quyết nhiều vấn đề mũi thông thường như mũi thấp cả phần đầu và sống mũi, mũi gồ, mũi bị vẹo hay lệch vùng đầu và sống mũi, hoặc thay đổi kích thước mũi để tạo sự hài hòa với khuôn mặt. Tuy nhiên, việc nâng mũi là một phẫu thuật thẩm mỹ có thể gặp phải nhiều biến chứng. Trong trường hợp mũi bị lộ và lệch sống, biến chứng này thường xuất hiện sau một thời gian từ một năm trở lên sau phẫu thuật.
Nguyên nhân nâng mũi lộ sống
Có một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng sống mũi bị lộ và lệch sống trong quá trình thực hiện nâng mũi thẩm mỹ:
- Thiết kế hầm đặt sống chứa vật liệu ghép quá rộng hoặc quá hẹp: Đây là trường hợp khi bác sĩ tạo ra một khoang quá rộng sau thời gian sống mũi lỏng lẻo, dễ gây lệch sống. Trường hợp đặt quá nông và hẹp sau thời gian áp lực đè lên đầu mũi có thể gây lộ sống, cụp đầu mũi và tụt sống.
- Thiết kế vật liệu ghép không phù hợp với vị trí đặt sống: Khi thiết kế vật liệu ghép để tạo sống mũi, bác sĩ cần có kiến thức và kinh nghiệm để tạo ra một dáng mũi phù hợp với cấu trúc giải phẫu của gương mặt. Khi thiết kế không phù hợp, mũi có thể mất đi tính tự nhiên, đặc biệt đối với da mũi trắng mỏng theo thời gian, gây lộ sống hoặc lệch sống.
- Sai vị trí đặt sống: Vật liệu ghép như silicon hoặc e-PTFE được đặt trong khoang dưới màng xương để nâng cao sống mũi và ngăn chặn sự di chuyển. Nếu khoang được tạo ra không đúng chỗ, vật liệu ghép có thể dễ dàng bị trật khỏi vị trí. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp sống mũi di chuyển xảy ra do kỹ thuật viên đặt vật liệu ghép không đúng vị trí, đặt trong khoang phía trên màng xương.
- Co rút do bao xơ: Sau phẫu thuật, các mô dạng sợi bắt đầu hình thành lớp vỏ bao xung quanh vật liệu ghép, gọi là “pocket”. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể xảy ra tình trạng tăng sinh mô quá mức, giảm quá trình tổ chức hóa của mô sợi quanh vật liệu ghép, dẫn đến hình thành bao xơ và gây co thắt bao xơ sau nâng mũi, gây đau đớn và biến dạng sống mũi.
“Bác sĩ thực hiện phẫu thuật nâng mũi cấu trúc cần đánh giá các yếu tố liên quan đến cấu trúc giải phẫu và tỷ lệ mũi với tổng thể gương mặt; đồng thời, đánh giá về độ dày, đàn hồi da và xem xét những tổn thương như mụn, u bã nhờn ở dưới da. Quan trọng hơn, bác sĩ cần phải có kỹ năng giải phẫu, kinh nghiệm đánh giá sự tưới máu và lựa chọn mô ghép phù hợp để hạn chế tối đa biến chứng”, BS Vũ chia sẻ.
Dấu hiệu nhận biết nâng mũi lộ sóng
Theo BS Vũ, tình trạng lộ sống mũi có thể được nhận biết thông qua việc sờ đầu mũi và cảm nhận độ cứng. Nếu da trở nên nhợt nhạt hoặc chuyển sang màu đỏ kèm theo triệu chứng đau và căng cứng, có thể là dấu hiệu của tình trạng lộ sống mũi. Thường xảy ra trong vài tháng đến vài năm sau khi thực hiện phẫu thuật nâng mũi.
Đối với tình trạng lệch sống mũi, người bệnh có thể tự kiểm tra tại nhà bằng cách cầm đầu mũi và di chuyển về phía bên trái hoặc bên phải, hoặc quan sát sống mũi từ giữa hai chân mày đến đầu mũi để xem liệu sống mũi có ổn định hay di chuyển. Nếu sống mũi di chuyển, có thể cho thấy vị trí đặt sống mũi không ổn định theo thời gian và có thể gây lệch sống hoặc tụt sống.
Hiện nay, việc gặp tình trạng lộ hoặc lệch sống mũi là khá phổ biến trong các trường hợp phẫu thuật nâng mũi cấu trúc. Trong một số tình huống đặc biệt, người thực hiện phẫu thuật cũng có thể gặp phải nhiễm trùng trong khoang đặt sống. Khi xảy ra nhiễm trùng, dịch nhiễm trùng có thể thoát ra các vị trí mô mềm nhất ở đầu mũi, và theo thời gian, gây mài mòn các mô tại những vị trí này và hình thành các cục thịt nổi trên đầu mũi hoặc trong lỗ mũi.
Để xử lý các trường hợp này, phương pháp thường được áp dụng là rạch da theo đường mổ mở. Bác sĩ sẽ lấy ra sụn và vật liệu ghép trong khoang. Sau đó, mô tổn thương và nhiễm trùng bên trong sẽ được làm sạch bằng cách rửa khoang bằng nước muối sinh lý, oxy già và betadine. Tiếp theo, da và niêm mạc mũi sẽ được chỉnh lại một cách thận trọng.
Bên cạnh đó, trong 5 ngày đầu sau khi lấy bỏ vật liệu ghép, bác sĩ sẽ tiến hành rửa và thoát dịch. Đồng thời, kháng sinh phổ rộng sẽ được chỉ định để hỗ trợ trong quá trình điều trị. Các tổn thương ngoài da cũng sẽ được theo dõi và xử lý.
Về khả năng tái tạo hình dạng mũi, BS Vũ cho biết người bệnh có thể thực hiện phẫu thuật tái tạo mũi sau khoảng 6 tháng hoặc một năm.
BÁO CHÍNH THỐNG – BÁO TỔNG HỢP TIN TỨC MỚI NHẤT.